Núi Bà Đen cán mốc 3 triệu du khách đúng dịp lễ 30.4
Mỗi dịp mùng 10 tháng giêng hằng năm, thị trường vàng trong nước lại chứng kiến một cơn sốt “mua sắm”. Nhiều người tin rằng mua vàng vào ngày Vía Thần tài sẽ mang lại may mắn, tài lộc cả năm. Nhưng liệu thói quen này có thực sự giúp họ phát tài, hay chỉ là một hiệu ứng tâm lý khiến giá vàng bị đẩy lên cao?Sáng mùng 9 tháng giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 6.2.2025), giá vàng miếng SJC vẫn không ngừng hạ nhiệt ở mức gần 91 triệu đồng, vàng nhẫn cũng không đứng ngoài cuộc đua, cũng quanh mức trên 90 triệu đồng ở chiều bán ra.Dù biết giá cao, những ngày này nhiều người vẫn chờ mua vàng vì quan niệm "có còn hơn không" chờ đón ngày Vía Thần tài.Không chỉ ảnh hưởng từ nhu cầu trong nước, giá vàng còn chịu tác động từ thị trường quốc tế. Những chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc và một số nước, những động thái của ông Donald Trump về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể khiến dòng tiền đổ vào vàng như một kênh trú ẩn an toàn.Giá vàng trong thời gian qua đã liên tục tăng mạnh, giá vàng thế giới thì khoảng hơn 2.870 USD/ounce. Dù có thể tiếp tục tăng, nhưng theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền, biên độ tăng sẽ không còn quá lớn. Nếu vàng chạm ngưỡng 100 triệu đồng/lượng, đây có thể là điểm dừng và khó tăng mạnh hơn nữa.Ông Huỳnh Thanh Điền cũng nhận định một số người nghe phân tích rằng giá vàng còn có thể tăng, nên vội vàng mua vào với hy vọng sinh lời. Nhưng nếu không có kế hoạch rõ ràng, việc đầu tư vào vàng thời điểm này cần cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, vay tiền để mua vàng là điều tối kỵ, bởi nếu giá vàng không tăng như kỳ vọng, người vay vẫn phải trả lãi, thậm chí gánh thêm áp lực tài chính khi giá giảm.10 mẹo hay nhất cho nam giới bị tiểu đường
"Căn cứ không quân Luxeuil sắp được nâng cấp theo cách chưa từng có và đóng vai trò tối quan trọng trong lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp", Tổng thống Macron phát biểu ngày 18.3. Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng căn cứ này sẽ cần khoản đầu tư lớn để tiếp nhận 2 phi đội máy bay phản lực Rafale có khả năng mang vũ khí hạt nhân, theo Politico.Pháp dự kiến sẽ đầu tư 1,5 tỉ euro vào căn cứ không quân Luxeuil-Saint-Sauveur. Đến năm 2035, Pháp đặt mục tiêu có chiến đấu cơ F5 Rafale cũng như tên lửa bội siêu thanh phóng trên không ASN4G. Đội ngũ nhân viên làm việc tại căn cứ sẽ tăng gấp đôi lên 2.000 người.Tổng thống Macron cũng xác nhận rằng nước này sẽ đặt mua thêm máy bay Rafale từ nhà thầu quân sự Dassault Aviation (Pháp), nhưng không nêu rõ số lượng. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết không quân Pháp sẽ cần thêm khoảng 20 chiếc Rafale nữa, bổ sung vào đội bay dự kiến sẽ đạt hơn 180 chiếc."Nếu chúng ta muốn tránh chiến tranh, đất nước và lục địa [châu Âu] của chúng ta phải tiếp tục phòng thủ, trang bị và chuẩn bị cho chính mình", ông Macron nói. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẽ sớm đưa ra thêm thông báo về việc tái vũ trang của đất nước.Tổng thống Macron cho hay Pháp quyết định đặt tên lửa hạt nhân hiện đại tại căn cứ không quân cách biên giới Đức chưa đầy 200 km. Động thái trên được đánh giá là một bước đi chiến lược của Pháp. Kế hoạch trên được đưa ra sau khi Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz cho biết ông muốn tổ chức các cuộc đàm phán về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp vì quan ngại về sự hỗ trợ và cam kết của Mỹ đối với châu Âu.Đây không phải lần đầu tiên Pháp đề cập kế hoạch này. Hồi tháng 6.2023, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại và quốc phòng của Thượng viện Pháp Cédric Perrin từng nhắc đến kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân. Căn cứ Luxeuil-Saint-Sauveur đã lưu trữ vũ khí hạt nhân trong nhiều thập niên, cho đến khi các máy bay chiến đấu Rafale được chuyển đến một địa điểm khác vào năm 2011.
Thời cơ quý báu của đất nước, cần có người tiên phong
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.
Ngành du lịch không ngừng phát triển với lượng khách tăng trưởng cao, tuy nhiên Nha Trang đang đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của du khách và sự phát triển chung của du lịch địa phương.
Lãnh đạo HPX bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu trước ngày đình chỉ giao dịch
Mường Thanh Golf Club Diễn Lâm có độ dốc và địa hình đồi núi thách thức các golfer